Du lịch Việt Nam hụt hơi: Như “chim cánh cụt”

Sau khi trừ chi phí giá vé máy bay, thuế phi trường, nhà cung ứng dịch vụ tour tại Thái Lan chỉ còn trong tay khoảng 100 USD/khách để lo tất tật mọi thứ trong hành trình phục vụ khách Việt Nam tại Thái Lan 5 ngày. Tự thân một công ty du lịch Thái Lan không thể làm được nhưng cả ngành du lịch Thái có thể làm được điều đó. Và bù vào khoản chênh này là tiền thu được từ các dịch vụ, mua sắm mà du khách phải “tự nguyện” bỏ ra.
Đền Angkor Wat (Campuchia) thu hút đông khách du lịch VN tham quan.
Phối hợp nhịp nhàng
Trên hành trình tour đến Thái vào cuối tháng 7 vừa qua, anh hướng dẫn viên du lịch vui tính, nói rành tiếng Việt và am hiểu về Việt Nam đã giới thiệu cho khách đi đoàn rằng: Tôi là người ủng hộ phe “áo đỏ”, nhưng xe đang chở các bạn đi là của phe “áo vàng”.
Tại Thái Lan, du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, là thuốc thử số 1 được mang ra đong đếm hiệu quả trong chính sách phát triển kinh tế của đảng nắm quyền điều hành đất nước. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ doanh nghiệp 1/3 chi phí tour cho khách quốc tế. Đây là động lực lớn nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển du lịch.
Và điều này có thể lý giải vì sao chỉ có 100 USD/khách, nhưng các doanh nghiệp (DN) của Thái vẫn đón, phục vụ khách chu đáo. Ở Thái Lan, tất cả các điểm du lịch đều do tư nhân đầu tư, khai thác, kết hợp với ngành du lịch để cùng có lợi.
Qua câu chuyện của anh hướng dẫn viên, chúng tôi ngạc nhiên hơn khi biết rằng, một công ty tư nhân kinh doanh đá quý của Thái có cả ngàn chiếc xe chở khách du lịch, dù họ không phải công ty khai thác tour du lịch! Đơn giản, họ sẽ chở khách cho công ty nào đưa khách vào tham quan, mua sắm ở công ty đá quý của họ! Các DN du lịch Việt Nam thán phục bởi cách phối hợp chặt chẽ của các DN Thái. Mỗi DN được phân công một nhiệm vụ, “trên bảo, dưới nghe” và đó là thế mạnh của ngành du lịch Thái.
Campuchia tự hào với di sản Angkor, cả quần thể Angkor ở Siêm Riệp cũng được giao cho tư nhân khai thác. Những ai đã đến Angkor sẽ không chê vào đâu được khi nhìn thấy cách làm du lịch rất chuyên nghiệp ở đây. Sạch sẽ, thân thiện với môi trường, “ăn xin” cũng lịch sự và ngồi đúng chỗ! Áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO 14001, dù Angkor ở trong rừng nhưng trên đường đi và tại các ngôi đền luôn có người quét lá cây, dọn dẹp sạch sẽ.
Còn ở Việt Nam, trong nhiều năm nay, mỗi lần họp bàn giải quyết khó khăn cho DN, các công ty du lịch đều đề xuất nhà nước không đánh thuế nhập khẩu xe phục vụ cho du lịch. Lãnh đạo Saigontourist đã nhiều lần bức xúc, tiền mua một chiếc xe giá chỉ có 1 tỷ đồng, nhưng DN phải chi 2 tỷ đồng để mua vì mất thêm tiền thuế nhập khẩu 100%. Số tiền đầu tư đội lên cao, vòng quay khấu hao sẽ lâu hơn, dẫn đến việc xe kém chất lượng, kém cạnh tranh.
Hiện tại, chỉ có những DN du lịch lớn mới dám bỏ tiền ra đầu tư mua xe, chủ yếu để làm thương hiệu hơn là kinh doanh. Không có nhiều sự ủng hộ từ chính sách khuyến khích của nhà nước, hầu hết DN du lịch Việt Nam phải tự thân vận động. Với kiểu “mạnh ai nấy làm”, “trên bảo, dưới không nghe” là hệ quả tất yếu của sự phát triển ì ạch, giậm chân tại chỗ của ngành.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt, bức xúc, Việt Nam không thua các nước trong khu vực về danh lam thắng cảnh, thậm chí còn đa dạng hơn, nhưng ta không thể chuyển được thành thế mạnh, hấp dẫn. Cách làm du lịch của Việt Nam như du lịch “chim cánh cụt” - chúng ta bất lực nhìn các nước xung quanh tung cánh bay lên. 
“Đặc sản” và cách moi tiền du khách
Khi dẫn đoàn đến Pattaya - thành phố vui chơi về đêm ở phía Đông Nam của Thái Lan, anh bạn hướng dẫn viên nói trên so sánh khiêm tốn, biển Pattaya không bằng Nha Trang của Việt Nam, nhưng ở đây có những cái lạ! Đó là sex tour, những màn biểu diễn hoành tráng, sinh động có một không hai của những người chuyển đổi giới tính. Quả thật, không cần nhiều, chỉ bấy nhiêu đó cũng đã tạo nên thương hiệu, “đặc sản” cho ngành du lịch Thái.
Những đặc sản mới nghe qua có gì đó không phù hợp với đất nước có đến 95% dân số theo Phật giáo như Thái Lan. Nhưng Thái Lan đã tách bạch được giữa văn hóa và kinh doanh. Và họ nổi tiếng khắp thế giới với “đặc sản” này, buộc khách khi đến phải khám phá để biết “đặc sản” như thế nào? Đặc sản không có trong chương trình tour. Ngành du lịch Thái đã đưa bạn đến Thái với một cái giá quá rẻ, muốn xem “đặc sản” bạn phải bỏ tiền túi với giá không rẻ, khoảng 50 - 60 USD/khách/show.
Những ai đã đến Thái du lịch đều thừa nhận, các dịch vụ từ nhỏ đến lớn đều biết cách moi tiền du khách. Chương trình tour đưa khách đi tắm biển nhưng khách phải trả tiền thuê ghế để ngồi. Bạn muốn chụp hình với người chuyển giới, với chim, cọp, voi… đều phải trả tiền, với giá khá mềm, khoảng 50 bath/người/lần (35.000 đồng). Du khách bị móc túi, nhưng trên tinh thần tự nguyện!

Shopping là một trong những điểm nhấn để du khách xài tiền, trong chương trình tour có hẳn 1 ngày để du khách tự do mua sắm, khám phá Bangkok. Thái Lan đã thành công với tên gọi “Thiên đường mua sắm” qua những chiến dịch và các tháng bán hàng khuyến mãi giá rẻ trong năm. “Đã đến Thái phải mua - đã mua phải mua nhiều”, du khách đều phấn khởi chi tiền ra mua quần áo, túi xách, quà cáp với số tiền nhiều hơn tiền mua tour.
Chị Kim Tuyến (quận 4, TPHCM) cho biết, vào trung tâm mua sắm MBK, chị như bị bỏ bùa mê, hút vào các gian hàng quần áo, túi xách vì giá khá rẻ so với Việt Nam. Sau hơn nửa ngày lang thang ở MBK, chị đã chi hơn 10 triệu đồng để mua quần áo, túi xách làm quà tặng cho gia đình.
Nếu phát triển tốt du lịch sinh thái, thắng cảnh mà không kèm theo các sản phẩm, dịch vụ, giải trí như mua sắm, casino thì ngành du lịch chưa thể moi tiền của du khách và bài toán doanh thu du lịch sẽ chịu tác động mạnh từ yếu tố này. Du lịch Việt Nam đang thiếu các dịch vụ giải trí, mua sắm hàng tiêu dùng giá rẻ để du khách xài tiền.
Du lịch mua sắm đóng góp rất lớn vào kinh tế Thái Lan. Theo kết quả nghiên cứu của MasterCard Worldwide, du lịch mua sắm ở Bangkok không còn là mua sắm giá rẻ mà nâng lên mức cao hơn. Theo ước tính, trung bình mỗi du khách đến Bangkok chi tiêu 1.250USD. Còn tại Việt Nam hiện nay, mức chi tiêu của du khách nước ngoài ở mức khá thấp, trung bình dưới 700USD cho tour 7 ngày ở Việt Nam.

Mỹ Hạnh
Theo SGGP

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia