Trung Quốc đối mặt với thách thức lớn

Kinh tế Trung Quốc phát triển thần tốc là điều tích cực nhưng nó lại nới rộng khoảng cách giàu nghèo, biến đây thành nguy cơ của quốc gia.
Theo BBC, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế của Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua khiến người ta cho rằng, sự giàu có thịnh vượng sẽ đem lại một xã hội hạnh phúc hơn, giàu có và công bằng hơn.
Tất nhiên, các giả định như vậy đi kèm với một thái độ chấp nhận ngầm rằng, sẽ có một số người giàu lên nhanh hơn những người khác và rồi những lợi ích mới có được đó sẽ được phân chia xuống cho lớp người nghèo hơn.
Và sự thực là ở Trung Quốc thời gian qua hiện xuất hiện tầng lớp trung lưu khá giả hơn, người dân có nhiều tiền tiết kiệm hơn và ít nợ nần hơn.
Họ cũng phân chia lợi ích này cho những người nghèo hơn nhưng khoản này không đáng bao nhiêu. Kết quả là khoảng cách giàu nghèo tăng tới mức chóng mặt, tạo ra nguy cơ xã hội lớn với Trung Quốc và đây cũng được coi là nguyên nhân chính dẫn tới những hành động quá khích vừa qua.
Báo cáo trong năm 2010 của Credit Suisse cho biết, trung bình mỗi công dân Trung Quốc có 17.126 USD nhưng sự giàu có không được phân chia đồng đều.
Bất ổn từ nông thôn ra thành thị
Sau ba thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế nặng tính nông thôn. Và bất chấp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, hiện vẫn còn khoảng 50% dân số (gần 700 triệu người) sống ở các vùng nông thôn.
Trong năm 2010, người dân nông thôn có thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 5.900 nhân dân tệ (tương đương 898 USD), chưa bằng một phần ba dân thành thị, 19.100 nhân dân tệ (tương đương 2.900 USD).
Thậm chí tới cuối năm 2009, hơn 50 huyện ở ba tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc là Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên không có cả dịch vụ ngân hàng; đồng nghĩa với việc người dân những nơi này không hề có các dịch vụ tài chính cơ bản.
Ở thành phố, tình trạng có khác hơn đôi chút khi hàng triệu người từ nông thôn đổ ra thành thị làm ăn. Cuối năm 2009, Trung Quốc có 229,8 triệu lao động nông thôn di cư, trong đó khoảng 149 triệu người làm việc bên ngoài khu vực quê nhà.
Với đồng lương “còm cõi” so với mức sinh hoạt đắt đỏ ở thành thị, lại phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, ăn ở tồi tàn và đặc biệt là không được hưởng các phúc lợi vì họ không có hộ khẩu ở thành phố… tạo thành nguyên nhân “xung đột” ngay tại thành thị.
Người ngoại tỉnh không được hưởng nhiều phúc lợi xã hội.
Hoa nhài sẽ mọc?

Nhận thấy một số điểm tương đồng giữa Trung Quốc với khu vực Bắc Phi, Trung Đông (nơi đã và đang xảy ra rối loạn), nhiều người nhận định sớm hay muộn Bắc Kinh sớm hay muộn cũng rơi vào tình trạng này.

Tuy nhiên, khả năng này không lớn bởi Trung Quốc có nhiều yếu tố khác xa các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.
Trước hết cần nhắc tới việc giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ mức tổn hại mà sự bất bình đẳng có thể gây ra cho quốc gia nay đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Do đó, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi xây dựng “xã hội hài hòa”, vạch ra những kế hoạch phân chia các lợi ích phát triển kinh tế đều hơn, một phần bằng cách tăng chi tiêu cho các chương trình xã hội.
Họ cũng nâng mức lương tối thiểu cho người lao động nhập cư, cải thiện thu nhập ở nông thôn thông qua việc cắt giảm thuế và tăng cường thực hiện luật lao động, buộc các ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực chuyển vào vùng nông thôn.
Nông thôn bị nhiều người "bỏ quên".
Quan trọng hơn, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới và ngay cả trong năm nay, họ có thể đạt tốc độ tăng GDP là 9%. Điều này đồng nghĩa với việc lương bổng trong các nhà máy và điều kiện sinh sống của hàng triệu người sẽ được cải thiện dù ít dù nhiều.

Như nhà nghiên cứu Jing Huang của ĐH Quốc gia Singapore nhận định: “Nhìn vào Trung Quốc, bạn thấy đời sống của họ đang được cải thiện. Họ sẽ không chống đối, để rồi đặt cuộc sống của mình vào vòng nguy hiểm”.
Ngoài việc tăng thu nhập, tăng chi tiêu công, chính quyền cũng chủ động kiểm soát hệ thống thông tin, nhất là các trang, mạng xã hội như Twitter, Facebook…và sau những rối loạn vừa qua, sự kiểm soát còn được nâng lên mức cao hơn.
Một thành tố quan trọng khác là quân đội, lực lượng từ lâu vẫn trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc, ít nhất là trong tầng lớp lãnh đạo.
Tương tự, cảnh sát cũng và đang tỏ rõ quyết tâm “trung với đảng”. Mà chỉ với sự ủng hộ tuyệt đối của hai lực lượng an ninh này, chính quyền Bắc Kinh có thể hoàn toàn yên tâm trước mọi diễn biến trong nước.
Bất ổn gia tăng nhưng vẫn trong vòng kiểm soát.
Do đó, giới quan sát chính trị Trung Quốc cho rằng, với việc tiếp tục theo đuổi đường lối xây dựng xã hội hài hòa, ổn định; kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh...thì trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục ổn định, không có chỗ cho “hoa nhài mọc”.
Hải Anh (theo Wall Street Journals, Christian Science Monitor, BBC, VOA)
Đất  Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia