Thắt hay mở?

Ảnh minh họa (internet)
Trong lúc châu Âu còn chật vật chưa thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng nợ công, nước Mỹ vẫn vướng trong các vấn đề xã hội với lạm phát, thất nghiệp thì châu Á, mảnh đất của những “tăng trưởng thần kỳ” thời gian qua lại có dấu hiệu chững lại.
Theo ghi nhận mới nhất của Markit Economics, sản xuất hàng hóa ở các nền kinh tế mới nổi tại châu Á tiếp tục giảm trong tháng 6.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất đáng ngại ở các nước châu Á khiến các ngân hàng trung ương khó xử khi đang có ý định xem xét lại mức lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế HSBC Holdings Plc và Markit Economics, tăng trưởng sản xuất trong tháng 6 của Ấn Độ tiếp tục trì trệ, đánh dấu 9 tháng giậm chân tại chỗ, sau khi ngân hàng trung ương nước này liên tục nâng lãi suất ở tốc độ nhanh nhất ở châu Á để kiềm chế lạm phát.
Còn ở Hàn Quốc, xuất khẩu cũng tăng chậm nhất trong 20 tháng qua, chỉ còn 14,5% trong tháng 6 so với 22,4% của tháng 5. Giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu của ngân hàng trung ương đề ra trong 6 tháng liên tiếp.
Ở Thái Lan, tính đến tháng 6 lạm phát tăng cao liên tiếp 32 tháng sau khi giá lương thực tăng, còn giá tiêu dùng leo thang đến 4,6% so với năm trước. Chỉ có Indonesia lạm phát giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp.
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã nâng mức lãi suất trần hồi tháng 5 để đối phó giá cả tăng cao, còn Trung Quốc thì yêu cầu các nhà cho vay dự trữ tiền mặt nhiều hơn. Sản xuất, chiếm phân nửa nền kinh tế Trung Quốc, đang lắng xuống khi chính phủ đề ra các chính sách hạn chế mua nhà và xe cộ, thắt chặt chính sách tiền tệ đối với vốn điều lệ công ty. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã tạm dừng việc nâng mức giá trần trong vòng 12 tháng. Ngân hàng Ấn Độ đã nâng mức lãi trần gấp 10 lần kể từ tháng 3-2010.
Theo IMF, nền kinh tế châu Á chiếm 35% sản lượng xuất khẩu của thế giới vào năm 2009, tăng 10% so với một thập niên trước. Dù vậy, châu Á vẫn phụ thuộc vào nhu cầu hàng hóa của Mỹ và châu Âu, ngay cả khi G20 đã cân bằng lại nền kinh tế thế giới để tăng trưởng toàn cầu phụ thuộc ít hơn vào mối quan hệ xuất khẩu và nhiều hơn vào nhu cầu trong nước.
Thách thức lớn đối với châu Á hiện nay là lạm phát tăng hơn dự kiến. Hơn nữa, khủng hoảng nợ của châu Âu và việc Mỹ tăng trưởng chậm là nguyên nhân làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa châu Á. Điều này gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách, buộc họ phải kiềm hãm tốc độ tăng trưởng ngay cả khi giá cả hàng hóa đang leo thang. Tuy nhiên, nói theo lời của ông Frederic Neumann, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á: Chúng ta đang chứng kiến sự suy thoái tăng trưởng toàn cầu, vì vậy trong ngắn hạn không cần thiết phải tiến hành chính sách thắt lưng buộc bụng trên khắp khu vực. Trái lại, việc mở rộng có thể giảm hạn chế áp lực về giá, kích thích tiêu dùng hơn.
Thanh Hải
Theo SGGP

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia