Người dân Ấn Độ góp tiếng nói chống tham nhũng

Từ nhiều tháng nay, người dân Ấn Độ đã có thể tố cáo tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ trong bộ máy công quyền trên trang web ipaidabribe.com (Tôi đã hối lộ). Trang web ra đời theo sáng kiến của tổ chức phi lợi nhuận có tên Janaagraha, đặt tại Bangalore nhằm giúp người dân giải tỏa những bức xúc khi bị buộc phải hối lộ để công việc được trôi chảy; hướng dẫn người dân những biện pháp tránh phải hối lộ. Song song đó, trang web kêu gọi chính phủ hãy lưu tâm hơn đến tiếng nói của người dân, xử lý những vị quan chức bị tố cáo thường xuyên nhận hối lộ, tham nhũng.
Người dân Ấn Độ tuần hành chống tham nhũng.
Trên trang web có thể bắt gặp những câu chuyện do người dân kể lại như đưa 2.000 rupee (44 USD) để khỏi bị cảnh sát bắt sau khi va chạm với xe người khác, 5.000 rupee để được cấp hộ chiếu sau 5 tháng chờ đợi, 10.000 rupee để hải quan khỏi tịch thu máy tính xách tay ở sân bay. Khi xin giấy phép hoạt động cũng phải để cái gì đó đi trước rồi giấy phép mới đến sau, nếu đi bệnh viện công sẽ phải chờ dài cổ mới được chăm sóc, trừ phi có quen biết bác sĩ hay lót tay họ. Xây sửa nhà cũng gặp khó nếu không có chút tiền cho những người cấp phép hài lòng… điều này đã trở thành một phần của cuộc sống.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từng cảnh báo rằng nạn tham nhũng, hối lộ đang làm tổn hại uy tín của Ấn Độ ở nước ngoài, khiến các nhà đầu tư quốc tế e ngại, tạo ra suy nghĩ sai lệch trong xã hội khi nảy sinh suy nghĩ có “chung chi” thì việc mới trôi chảy. Ông nhấn mạnh: “Tham nhũng lan tràn đang làm lu mờ hình ảnh đất nước chúng ta. Hiện tượng này đang làm nản lòng các nhà đầu tư, những người luôn mong muốn sự đối đãi công bằng và minh bạch, làm tổn hại đến sự tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ theo nhiều cách khác nhau, cũng như cản trở những nỗ lực của chúng ta trong quá trình xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng và vô tư”.
Website ipaidabribe.com ra đời đã thật sự đáp ứng mong mỏi của người dân Ấn Độ. Nó trở thành diễn đàn quen thuộc để người dân chia sẻ những câu chuyện xung quanh việc hối lộ, tham nhũng và trao đổi những biện pháp để tránh bị buộc phải hối lộ. “I Paid a Bribe” còn gây được sự chú ý của nhiều quan chức. Tính tới nay, trang này đã ghi nhận gần 10.000 vụ hối lộ trên khắp 347 thành phố và 19 cơ quan chính phủ. Đã có nhiều trường hợp dựa trên lời tố cáo của những người dân trên trang web bị đưa ra ánh sáng và xét xử theo pháp luật. Nhận thấy sự bức xúc của nhiều người dân trong xã hội, Chính phủ Ấn Độ đã thúc giục các cơ quan thẩm quyền nhanh chóng điều tra những hành vi sai trái mà không có bất kỳ sự nể nang nào, để qua đó những công chức quan liêu và lười biếng không có cơ sở để “dựa dẫm”.
Tiếng vang của “I Paid a Bribe” đã vượt ra khỏi biên giới nước Ấn. Mô hình những trang web tố cáo tham nhũng, hối lộ như “I Paid a Bribe” đã được nhân rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Giải quyết vấn nạn hối lộ, tham nhũng không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Nhưng với sự ra đời của “I Paid a Bribe”, người dân có thể từ vị trí của nạn nhân trở thành một phần của giải pháp chống tham nhũng, hối lộ đang trở thành một lực cản cho nền kinh tế đang phát triển của quốc gia này.
Thanh Hằng
Theo SGGP

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia