Giải thế cờ Biển Đông: Ngăn chặn mộng bá quyền

Nếu ASEAN tạo được sức mạnh tổng hợp nội khối, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể “muốn làm gì thì làm” ở biển Đông

Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay ở biển Đông, các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, sẽ “can dự” nhiều hơn vào vùng biển này trên cơ sở ngăn chặn quá trình mở rộng bá quyền trên biển của Trung Quốc. Các nước ASEAN đẩy mạnh liên kết nhằm đối phó “ảnh hưởng” từ phía Trung Quốc đang ngày càng tăng.
Thách thức và cơ hội cho ASEAN
Có thể nói, giải quyết tốt vấn đề biển Đông vừa là thách thức vừa là thời cơ để các quốc gia ASEAN xây dựng khối đoàn kết, nâng cao tinh thần đồng thuận, tạo tiền đề cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Về phần mình, Việt Nam tuyên bố: “Ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác, vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông; phát huy hơn nữa những công cụ và cơ chế khu vực hiện có như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), các cam kết trong Kế hoạch hành động ASEAN - Trung Quốc được thông qua tháng 10-2010 về tôn trọng, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm họp lại Hội nghị Quan chức ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC”.
Bên cạnh “đường lưỡi bò” phi lý, Trung Quốc còn toan tính thực hiện
chiến lược “Chuỗi ngọc trai” trên Ấn Độ Dương (theo hình mũi tên). Ảnh: INTERNET
Trong khi đó, thời gian qua, dù âm mưu bá quyền trên biển của Trung Quốc đã hiện rõ nhưng Trung Quốc không thừa nhận điều đó. Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều chỉ trích mạnh mẽ hành động của Trung Quốc là đi ngược lại những cam kết mà họ đã ký và xem thường luật pháp quốc tế. Chúng ta phải tranh thủ sự ủng hộ này của các nước trong khu vực và thế giới; mạnh dạn đột phá để tạo ra thế trận liên kết chặt chẽ, nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á, để ngăn chặn mưu đồ “biến biển Đông thành ao nhà” của Trung Quốc.
Coi trọng các diễn đàn đa phương
Thứ nhất, nội bộ ASEAN cần xây dựng thành một khối thống nhất để có tiếng nói chung mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Trong thời gian qua, sự leo thang gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông đã thúc đẩy các nước ASEAN xích lại gần nhau trong vấn đề đa phương hóa và phần nào đã buộc Trung Quốc phải xem xét, điều chỉnh lại hành động của mình. Do đó, một trong những điều kiện quan trọng để chống lại chủ trương “chia để trị” của Trung Quốc thông qua đàm phán song phương, các nước ASEAN cần có những hành động phối hợp thường xuyên trong khối, nhất là giữa các nước có liên quan; thống nhất vì lợi ích của nhau, cùng ra sức xây dựng lòng tin và sự đoàn kết. 
Thứ hai, để đối phó với âm mưu xem vấn đề biển Đông như vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc và các nước, Việt Nam cũng như ASEAN cần công khai những diễn biến ra cộng đồng quốc tế. Thời gian qua, việc công khai các vấn đề liên quan đến tình hình tranh chấp trên biển Đông cho thấy cách làm đó đã có lợi cho Việt Nam, đặc biệt là vụ tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, gây hấn. Qua đó, Việt Nam và ASEAN tranh thủ được sự đồng tình, thông cảm của nhân dân trong và ngoài khu vực cũng như dư luận quốc tế. Đây được xem là một ưu thế lớn của Việt Nam và ASEAN. Vì vậy, cần mạnh dạn trong việc quốc tế hóa vấn đề biển Đông bằng nhiều con đường, trong đó hết sức coi trọng diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Thứ ba, các nước ASEAN phải tăng cường mở những diễn đàn đối thoại đa phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, trong đó có sự tham gia của đại diện các nước lớn. Hiện nay, lập trường của Trung Quốc vẫn luôn muốn buộc các quốc gia khác phải đối thoại song phương để họ có thể dùng sức mạnh uy hiếp các quốc gia khác trên bàn đàm phán. Thế nên, nếu không có sự thống nhất thì ASEAN sẽ dễ sa vào bẫy.
Trước mắt, thông qua các diễn đàn đối thoại đa phương, ASEAN buộc Trung Quốc thực thi nghiêm túc và đầy đủ DOC đã ký năm 2002, cùng các nội dung hướng dẫn thực thi DOC vừa được thông qua tại cuộc họp SOM ASEAN - Trung Quốc ở Bali, Indonesia. Đó là cơ sở để giải quyết những xung đột hiện nay trên biển Đông. Do đó, ASEAN trong thời điểm này cần phải đoàn kết cao độ để tạo thành sức mạnh tổng lực nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Nếu ASEAN làm được điều này, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể “muốn làm gì thì làm” ở biển Đông.
Ấn Độ và Nga cũng vào cuộc
Ấn Độ hiện nay cũng rất phụ thuộc vào các tuyến mậu dịch hàng hải của thế giới. Trong chiến lược phát triển hiện nay, Trung Quốc sẽ phải tăng cường khả năng độc lập và sức mạnh hải quân, đặc biệt tại Ấn Độ Dương. Chiến lược hải quân của Trung Quốc trong tương lai (chiến lược “Chuỗi ngọc trai”) sẽ bành trướng hải quân ra Ấn Độ Dương để bao vây Ấn Độ. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc sẽ phải khống chế biển Đông - điểm nút quan trọng cho “Chuỗi ngọc trai”.
Trước tình hình đó, trong thời gian tới, Ấn Độ chắc chắn sẽ “can dự” nhiều hơn đến vấn đề biển Đông theo xu hướng ủng hộ các quốc gia trong khu vực trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
Về phía Nga, ý thức được những mối đe dọa bao vây và chống bao vây từ trong lục địa Á - Âu đến các vùng ven biển thuộc châu Âu và châu Á, Nga đã tái triển khai chiến lược quân sự ven biển lục địa Á - Âu và châu Phi. Điều này giải thích việc Nga quyết định mở các căn cứ hải quân tại Syria, Libya và Yemen. Trong đó, biển Đông cũng nằm trong chiến lược của Nga. Hiện nay, Nga đang xúc tiến mạnh mẽ quan hệ với Việt Nam - nước có vị trí quan trọng ở biển Đông.
TS TRẦN NAM TIẾN (Khoa Quan hệ Quốc tế - Trường ĐH KHXH-NV TPHCM)
Nguồn: NLĐ online 
Tags: bien dong, chu quyen, bien dao Viet Nam, bao ve chu quyen, an ninh quoc phong, tin quoc phong, chien tranh Viet Nam Trung Quoc, tinh hinh bien Dong, tranh chap chu quyen bien Dong, thoi su, diem nong, binh luan, phan tich, goc nhin, chien tranh bien dong, tranh chap Hoang Sa VN-TQ, tranh chap TRuong Sa Viet Nam- TRung Quoc, chien tranh, bao ve bien dao, hoang sa Vietnam, truong sa VietNam, tin thoi su, thoi su, blog thoi su,

Tags: , , , , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia